Tập đoàn Nông Nghiệp Gốc TRI NHÂN

0934 296 953

“Dân tộc Việt có nền Văn Hiến huy hoàng, tất phải có tương lai sáng lạn.”

item

Rượu Hòa đạo

Rượu và các thức uống Hòa Đạo đã ra đời từ thời vua Thần Nông theo sách Thần Nông Bản Thảo của ngài Thần Nông (Thần Nông là Việt Nam Quốc Tổ Y Tổ), đố ai mà phản biện được điều này. Cũng như Thành Cát Tư Hãn là vua Mông Cổ; Khang Hy và Càn Long là những ông vua của dòng Ái Tân Giáp La ở Mãn Châu quốc. Vua Thần Nông cũng vậy, người Tàu đều tiếm mạo là vua của họ cả. Nhưng lạ lùng thay thời gian dài đến ngày nay gần như mọi người từ có học đến thất học đều nhắm mắt cúi đầu quên lửng điều này. Trở lại với tên Hòa Đạo, ứng dụng trong rượu và các thức uống khác của người Việt. Trước hết, nói về rượu Hòa Đạo với định nghĩa Hòa là gạo Đạo là nếp, do cách gọi từ xa xưa này theo thói quen gọi là gạo nếp và gạo tẻ nhưng thật ra không phải vậy. Đây là cách nói nhằm gìn giữ (có tính cách bảo toàn) và tôn vinh sản phẩm của nền Văn Minh Lúa Nước. Ai cũng biết rằng vua Thần Nông là người sáng tạo ra nền Văn Minh Lúa Nước cho người Việt. Rồi từ đây mới phổ biến khắp vùng Đông Nam Á đến bây giờ trong thời gian này lan ra khắp thế giới. Trong đó, có tổ tiên người Tàu nguyên là những đoàn người du mục ở phía bắc sa mạc Gobi chỉ biết trồng kê và uống sữa ngựa thì họ làm gì có lúa nước và chữ viết. Nói hơi dài một chút nếu nói Hán văn thì từ thời Lưu Bang lập nhà Hán đến nay chưa tới 2300 năm và tự điển dày nhất của người Tàu đương đại chưa tới 9000 từ trong khi đó tác phẩm Thần Nông Bản Thảo mà một bản in từ đời Đường lưu truyền lại rằng vua Thần Nông Quốc Tổ Y Tổ viết cách đây 5002 năm. Như vậy trước khi Thần Nông Bản Thảo ra đời thì chữ viết của người Việt đã hình thành rất lâu trước đó. Nên vua Thần Nông mới viết một tác phẩm về y dược rất hoàn mỹ về văn chương, tư tưởng bào chế về dược cũng như luận trị lâm sàng về y mà y học hiện đại phải cúi đầu kính phục vì họ không thể thay đổi điều gì được. Hòa Đạo ra đời từ thời Thần Nông trong đó nó có những loại rượu và những loại thức uống khác mà năm 1823 Đức Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế (tức vua Minh Mệnh) hệ thống lại thành rượu Hòa Đạo lưu truyền đến ngày hôm nay. Thoạt kỳ thủy, Hòa Đạo được làm từ nếp, không phải từ gạo tẻ. Rượu làm từ gạo tẻ không thể dùng cho người được, xưa nay rượu cho người uống chỉ làm bằng nếp. Rượu gạo cũng có, nhưng người ta chỉ dùng để rưới vào thức ăn cho gia súc gia cầm, giúp cho quá trình lên men dễ dàng hơn, nhất là những giống nhai lại dùng thức ăn rưới rượu gạo này làm cho cỏ (tức đạm thực vật) chuyển hóa thành đạm động vật nhanh và hoàn hảo hơn. Đồng thời thịt của chúng sẽ thơm ngon hơn về mặt dinh dưỡng. Rượu Hòa Đạo được các vua chúa nhà Nguyễn dùng để dâng cúng trời đất, các liệt thánh trong Nội theo ý nghĩa : Tinh – Khí – Thần. Tinh là nước được lấy từ các nguồn suối đã chọn lựa kĩ càng, cũng như các nước giếng riêng - Khí là rượu Thần là hoa. Rượu Hòa Đạo có tác dụng điều quân khí huyết, giải tỏa các ách tắc trong tim mạch, giúp quá trình trao đổi chất được hoàn hảo hơn. Rượu này đặc biệt ngon khi ướp lạnh, cũng như hâm nóng. Khi uống vừa phải, có cảm giác lâng lâng của men rượu rất dễ chịu từ phần yết hầu lên đến đầu. Còn tim vẫn hoạt động rất ổn định, huyết áp vẫn điều hòa, mắt sáng hơn (chứ không đổ đom đóm mắt như thông thường). Tựu trung là rất tốt cho sức khỏe. Trong các bữa ăn, uống 1 đến 2 ly rượu Hòa Đạo nhỏ sẽ giúp cảm thấy thức ăn ngon hơn, thơm hơn, nước bọt tiết ra nhiều hơn. Đặc biệt hợp với thịt cá các loại, cũng như thủy hải sản. Người trí thức sành ăn dùng vào là hiểu ngay.

Chưa có nhận xét / đánh giá nào.

Sản phẩm xem nhiều