NHÂN ĐỌC CHUYỆN ẨM THỰC TRONG CUNG ĐÌNH NGUYỄN
14-09-2017 10:03
0 nhận xét
2858 lượt xem
Văn Minh Sức Sống Việt
HỎI LẠI NGUYỄN ĐẮC XUÂN
:
1- Trang
3 dòng 8 Chuyện ẩm thực trong Cung Đình Nguyễn, viết là Ngự y Lê Quốc Chước
dâng thang thuốc Bắc dầm rượu sau Lễ đăng quang của Vua Minh Mạng sau dân gian
biết và đặt tên là toa “Nhất dạ ngũ giao” hay rượu Minh Mạng thang ...
Nói
rõ
: Lê Quốc Chước không phải là Ngự y của Đức Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế Minh Mệnh.
-
Trên đời làm gì có toa “Nhất dạ ngũ giao” hay rượu Minh Mạng thang như Nguyễn Đắc
Xuân viết.
-
Mà chỉ có phương thuốc Nhất dâm cửu dựng
thuộc dòng Thánh Tổ Truyền Chủng là một trong 28 dòng thuốc được vua Minh Mệnh
hoàn thiện và cũng được dùng làm rượu.
Không
có ai trong con cháu hoặc Hoàng thân quốc thích gọi Đức Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế
là Minh Mạng. Mà phải gọi là Đức Minh Mệnh.
Năm
Thiệu Trị thứ 5 Lễ bộ từng bắt tội một Đại thần về tội bất kính trong một lần
tiếp sứ thần Trung Hoa đến dự bữa giỗ ... do vị đại thần có gọi Minh Mạng -
trang 216 trong Nguyễn Phúc Tộc Đế Phả Tường Giải Đồ có ghi rõ sự kiện này.
2- Không
bao giờ có Minh Mạng thang làm rượu như bọn quốc doanh dược Thừa Thiên - Huế
bán ra với tên : Rượu Minh Mạng.
Bảo
Nguyễn Đắc Xuân hiểu lại cho đúng.
3- Vua Minh Mệnh thực tế có 175 người
con. 108 Hoàng Nam và 67 Hoàng Nữ mà trong Nguyễn Phúc Tộc Đế Phả Tường Giải Đồ
đã ghi rõ. Có sắc từ đời Thiệu Trị đến Thành Thái
công nhận và còn lưu giữ đến ngày nay.
Chứ
không phải 142 người con - 78 Hoàng Nam và 64 Hoàng Nữ như một số tư liệu sách
báo đã viết sai, khi họ căn cứ vào những gì mà bọn loạn thần tặc tử Hồ Thuyết “còn
gọi là Tôn Thất Thuyết” để lại.
Và
142 người con như Nguyễn Đắc Xuân đã ghi ở dòng 11 trang 3 bài Chuyện ẩm thực
trong Cung đình Nguyễn. Có lẽ Nguyễn Đắc Xuân đã đạo tự trong cuốn Nguyễn Phúc
Tộc Thế Phả “Thủy tổ phả, vương phả, Đế phả” bằng quốc ngữ ghi ở trang 251.
Cuốn
thế phả nêu trên do bọn Tôn Thất Hanh “thực chất Hanh nào đủ tư cách làm Chủ tịch
Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc ở Huế” và Nguyễn Phúc Lương Linh “tức Mệ Sen
như Nguyễn Đắc Xuân nhắc ở dòng 20 trang 1 trong bài Chuyện ẩm thực Cung đình
triều Nguyễn” tác động soạn nên. Nhằm mục đích làm nhục Nguyễn Phúc Vĩnh Chương
và Nguyễn Phúc Vĩnh Giu trong lễ cải táng di hài Vua Duy Tân đã thể hiện rõ điều
này.
Cũng
như Vĩnh Chương và Vĩnh Giu, Lương Linh “tức Mệ Sen” cũng là đứa con của vua
Thành Thái nhưng khác mẹ. Giữa mẹ của Lương Linh và mẹ của Vĩnh Giu và Vĩnh
Chương có mốì bất hòa “nhất là từ khi mẹ của Vĩnh Giu theo vua Thành Thái đi
đày ở một hòn đảo ở Bắc Phi trở về sống ở Vũng Tàu và Chợ Lớn”. ...
Đến
khi Gorger Vĩnh San theo di hài Vua Duy Tân về nước “Gorger Vĩnh San tự nhận và
báo chí Việt Nam lúc ấy đăng tải là con lớn của Vua Duy Tân nhưng thực chất
không phải thế, nó chỉ là đứa con thứ hai mà lúc sinh thời Vua Duy Tân không
nhìn nhận và không cho gọi bằng cha”... khi nó về Huế để cải táng di hài Vua
Duy Tân, nó toa rập với Tôn Thất Hanh và Mệ Sen “Lương Linh” bàn với một số cán
bộ tỉnh Bình Trị Thiên lúc bấy giờ gạt không cho Vĩnh Chương và Vĩnh Giu vào
làm lễ.
Lúc
đó, vì quá buồn Hoàng tử Vĩnh Chương xuống Bao Vinh nghỉ ngơi.
Còn
Hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh Giu được một người trong Hoàng tộc từ Sài Gòn ra báo
với đương kim Bí thư tỉnh ủy Bình Trị Thiên biết sự việc. Vị Bí thư này vội ra
lệnh cho Ban tổ chức mời Vĩnh Giu vào hành lễ ...
Nên
nhớ
: Mệ Sen và Tôn Thất Hanh âm mưu với một số cán bộ tỉnh Bình Trị Thiên và
Gorger Vĩnh San cố tình lăng nhục Hoàng tử Vĩnh Chương và Hoàng tử Vĩnh Giu,
ngoài tư hiềm ra còn nhằm các mục đích chính trị có chỉ đạo chặt chẽ khác, như
gạt tên Hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh Giu khỏi cuốn Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả thay
vào đó viết tên Hoàng tử thứ 19 con Vua Thành Thái bằng một cái tên không hề có
chẳng hạn.
Cũng
trong cuốn Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả “Thủy tổ phả, Vương phả, Đế phả” bằng quốc
ngữ, bọn này còn táo gan dám sửa cả húy của Đức Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế Nguyễn
Kim thành Nguyễn Cam...
Có
dịp sẽ trình bày để mọi người được rõ.
4- Trong
Nguyễn Phúc Tộc Đế Phả Tường Giải Đồ “do Vua Minh Mệnh sai một người con của
Ngài soạn riêng và con - cháu của vị Thân vương này tiếp tục hoàn thiện cho tới
ngày nay. Nguyễn Phúc Tộc Đế Phả Tường Giải Đồ đã được Vua Thiệu Trị đến Vua
Thành Thái ban sắc công nhận đồng thời các vị Hoàng Đế này cũng ban sắc Tập
Phong cho con cháu của vị Thân Vương nói trên và còn lưu giữ nguyên vẹn đến giờ”,
có nói rõ tên họ quê quán, xuất thân của những đội trưởng đội Nhã nhạc vương
Triều Nguyễn. Và có ghi rõ 4 tấu khúc của chính Đức Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế Minh
Mệnh soạn để hoàn thiện Nhã nhạc vương Triều.
Những
tấu khúc này có đủ Ngự ấn triện giáp lai của Vua Minh Mệnh và còn lưu giữ đầy đủ
đến ngày nay.
5- Cũng
chính Vua Minh Mệnh đã đích thân hoàn thiện những bài thuốc Bắc dùng để gia vị
trong ăn uống. Nhất là Vua Minh Mệnh đã
hoàn thiện được 175 dòng rượu để giữ gìn sức khỏe mà đến nay vẫn còn sắc lưu
truyền. Chứ không phải rượu Minh Mạng của tên Lê Quốc Chước mà quốc doanh
dược Thừa Thiên - Huế tiếm mạo và sản xuất bán ra để đầu độc “nói đúng hơn là
góp phần vào tội diệt chủng” chính dân tộc Việt Nam.
Đức Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế Minh Mệnh
Võ công Văn trị rất giỏi. Không những thế, Ngài còn rất giỏi
âm nhạc và hoàn thiện đươc 4 tấu khúc
để từ đây cũng chính Ngài là người duy
nhất khai sinh Nhã nhạc vương triều Nguyễn như đã nói ở trên.
Với
thánh trí và một nhãn quan nhìn xa thấy rộng nên Vua Minh Mệnh đã có những
phương lược định sẵn cho con cháu gìn giữ những di sản nêu trên, cho dù qua những
cuộc phần thư đạo vật, những cơn hưng vong lịch sử. Những Di sản Vật thể và Phi
Vật thể đó vẫn còn bền vững cho đến ngày nay “Lời Tạ Chí Đại Trường”.
Chứ
không phải như Nguyễn Đắc Xuân đã viết ở dòng 4 trang 1 bài Chuyện ẩm thực
trong Cung đình Nguyễn là không có sách vở.
Nên
nhớ
: Chính Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế Minh Mệnh đã thừa mệnh Đức Thế Tổ Cao Hoàng và
là vị Hoàng Đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam có công thống nhất sơn hà. Một
giải sơn hà xã tắc từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, từ các hải đảo trong vịnh
Xiêm la đến các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa dưới thời Vua Minh Mệnh “về sau”
đã có tên trên Bản đồ Thế giới v.v... thuộc Hoàng Triều Cương Thổ.
Vua
Minh Mệnh như đã nói ở trên, đã hoàn thiện được các bài thuốc Bắc dùng gia vị
trong ăn - uống nhằm mục đích tài bồi dân sinh dân trí. Trong đó có đến 175
dòng rượu mà mỗi dòng mỗi hương vị và công năng giữ gìn sức khỏe riêng v.v...
Vua
Minh Mệnh là người duy nhất đã khai sinh Nhã nhạc vương triều Nguyễn.
Và
trong Nguyễn Phúc Tộc Đế Phả Tường Giải Đồ có ghi : - Vua Minh Mệnh rất giỏi về y – dược. Trong 28 dòng thuốc, Ngài có
sáng chế dòng Thánh Tổ Truyền Thọ mà trong đó có 175 phương dùng bào chế rượu
và 108 phương thuộc nhóm Ôn - Lương - Bình – Bổ dùng để gia vị trong ăn uống
khác. Những dòng thuốc này đến nay
các con - cháu Ngài vẫn còn giữ gìn hầu như nguyên vẹn.
Không
có chuyện dùng sâm lấy trong rừng Việt Nam như Nguyễn Đắc Xuân đã viết ở dòng
13 trang 3 bài Chuyện ẩm thực trong Cung đình Nguyễn.
Cũng
không có chuyện mỗi bữa ăn của Vua Triều Nguyễn có đến 35 món lại còn thay đổi
từng ngày như Nguyễn Đắc Xuân đã viết ở dòng 20 trang 4. Và cả môi đười ươi, thịt
chân voi ở dòng 19 - 26 - 27 trang 5.
Vua
Triều Nguyễn không nhất thiết dùng chén đĩa phải có vẽ rồng 5 móng như Nguyễn Đắc
Xuân đã ghi ở dòng 28 trang 2 bài Chuyện ẩm thực trong Cung đình Nguyễn.
Vua
Triều Nguyễn từ thời Minh Mệnh đã rất tiết kiệm, bữa ăn thường ngày chỉ từ 3
món đến 5 món, nhưng đều phải gia vị tinh tế.
Các
sắc chỉ và trong Nguyễn Phúc Tộc Đế Phả Tường Giải Đồ còn lưu giữ từ thời Vua
Minh Mệnh, Thành Thái cho đến nay đã nói rõ những điều này. Đồng thời một số đồ
dùng trong việc ăn uống của Vua Thiệu Trị và vài anh em của ngài được con -
cháu trân trọng gìn giữ nguyên vẹn cũng đã minh họa rõ nét lắm v.v...
Nguyễn
Đắc Xuân đã biết gì ??
Hãy
hỏi lại Nguyễn Đắc Xuân một số điều nữa :
a/
Tất cả những trang mà Xuân ghi trong Chuyện ẩm thực Cung đình Nguyễn thì đoạn
nào là món, là bữa ăn và cách chế biến truyền thống ra làm sao để được gọi đúng
nghĩa là ẩm thực Cung đình ? Mà Nguyễn Đắc Xuân lại dám đem ra thuyết trình. Có
thể Xuân cho rằng Xuân chỉ viết chuyện ẩm thực “một mớ lộn xộn” chứ không phải
Xuân viết về nghệ thuật nấu ăn Cung đình Nguyễn như Xuân khát khao mong muốn
!!!.
b/
Nguyễn Đắc Xuân còn nói Chuyện ẩm thực ở Cung đình rất lớn “dòng 40 trang 1”
nhưng Nguyễn Đắc Xuân lại đi viết là ông bác Xuân rành chuyện ăn uống trong
Cung hơn chuyện gia đình. Bác Xuân là thị vệ từng ngủ chung với Vua ???
Chưa
hết, Nguyễn Đắc Xuân còn khoe là mẹ con Xuân đã được Bác của Xuân dẫn đi giới
thiệu chuyện ăn uống trong Cung như Xuân ghi ở dòng 17 trang 1 cũng trong Chuyện
ẩm thực trong Cung đình Nguyễn. Tiếp theo Nguyễn Đắc Xuân còn viết : - Tôi phải
bỏ công đi tìm hiểu và hình thành cho mình một kiến thức về ẩm thực trong Cung
đình Nguyễn. Ngoài những gì tôi tiếp thu trong gia đình, tôi cũng đã tìm đến hỏi
Mệ Sen “Công Chúa Lương Linh - con gái Vua Thành Thái” Cô Dinh - Cô Sen “những người
phục vụ cuối cùng của Đoan Huy Hoàng Thái Hậu - tức Bà Từ Cung - thân mẫu của
Vua Bảo Đại”.
Qua
đoạn văn trên, ta hãy khoan nói đến tính xác thực “vì Xuân đã tự mâu thuẫn với
chính Xuân là Xuân chỉ viết bài Chuyện ẩm thực trong Cung đình Nguyễn bằng truyền
tụng và không có sách vở” và hãy khoan nói đến cái liêm sĩ của ngòi bút cũng
như nhân cách của Nguyễn Đắc Xuân.
Ta
chỉ để ý một điểm nhỏ như mẹ - con Xuân lại được bác Xuân dẫn đi giới thiệu, mà
lại giới thiệu chuyện ăn uống trong cung. Trong khi ông nội Xuân chỉ là kẻ kéo
đờn cò, bác Xuân chỉ là một thị vệ quèn, đó là một điều rất lạ !
Cô
nhân đã từng sống trong Cung cấm đến tháng 8 năm 1944 mới xuất Cung “vì hoàn cảnh
chính trị lúc đó” nhưng cũng không dám nói tướng lên như thế. Chưa hết, Nguyễn
Đắc Xuân còn tự cho mình là người nghiên cứu sử học, nghiên cứu cả lịch sử văn
hóa triều Nguyễn ... với : - Tôi trình bày Chuyện ẩm thực trong Cung đình Nguyễn
với tư cách một người nghiên cứu sử “phần đầu bài Chuyện ẩm thực trong Cung
đình Nguyễn của Nguyễn Đắc Xuân”.
6- Trong
khi đó trong suốt 8 trang đánh máy bài Chuyện ẩm thực trong Cung đình Nguyễn,
Nguyễn Đắc Xuân lại chắp vá bậy bạ, thêu dệt những dật sự không đầu, không
đuôi, viện dẫn những giao tiếp với các nhân vật như tôi đã nêu ở dòng 6 trang 5
bài này. Nguyễn Đắc Xuân còn viện dẫn những bài vè “lung tung”. Rồi không biết
cái tài của nhà nghiên cứu ẩm - thực, lịch sử văn hóa Triều Nguyễn siêu đẳng đến
mức nào mà Nguyễn Đắc Xuân lại đi làm cái chuyện ngớ ngẩn dại dột nhất đời Xuân
là “giới thiệu bài Thuốc Nam” và có lẽ đây là trọng tâm gia vị ẩm thực của nhà
nghiên cứu sử học Nguyễn Đắc Xuân ? “hết trang 8 bài Chuyện ẩm thực trong Cung
đình Nguyễn”
Còn
nữa, ở phần cuối trang 7 bài Chuyện ẩm thực trong Cung đình Nguyễn - Nguyễn Đắc
Xuân viết : - Thịt heo có mỡ là chất ba - dơ, chất chua của tôm chua và khế -
dưa chua là một thứ axit. Hai chất này trung hòa làm dạ dày người ăn dễ tiêu.
Nhiều món ăn ghép khác cũng có giá trị khoa học như thế. Có phải đây là nghệ
thuật ẩm - thực rất khoa học mà nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Triều Nguyễn
Nguyễn Đắc Xuân đã khổ công nghiên cứu để giới thiệu làm chủ thể trong suốt 8
trang đánh máy Chuyện ẩm thực trong Cung đình Nguyễn . ??? !!!
Đến
đây có lẽ không còn gì để nói về “cái tài nghiên cứu văn hóa sử” của nhà Huế học
này nữa.
Bởi
khi đọc “những nghiên cứu văn hóa ẩm thực” nêu trên của Xuân, thì đứa trẻ con học
lớp 7 của gia đình đường hoàng cũng phải ôm bụng mà cười cho “cái kiến thức của
nhà Huế học kiêm nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Triều Nguyễn” Nguyễn Đắc Xuân.
Khiến
người ta phải liên tưởng đến các “tác phẩm” của Nguyễn Đắc Xuân viết về Triều
Nguyễn chỉ là một mớ sưu tập lộn xộn mà thôi!.
Chỉ
có bọn bỉ nhân tự nguyện đặt mình làm bồi bút nô lệ cho các chỉ đạo chính trị hắc
ám nào đó, nô lệ cho sự khao khát kiếm cơm áo - lợi danh hoặc nô lệ cho truyện
ba xu Tàu nên dẫn đến phân liệt tâm thần “loạn trí” mới chép những mớ sưu tập lộn
xộn “hổ lốn” trong cơn mộng du như vậy để kiếm chút cơm áo – lợi danh v.v... kiểu
một mình một chợ !
7- Nguyễn
Đắc Xuân đã lầm. Vua Triều Nguyễn không bao giờ dùng thứ tăm bông “như Xuân đã
ghi ở dòng 40 trang 2 bài Chuyện ẩm thực trong Cung đình Nguyễn” để chải, xỉa
răng. Hỏi lại Xuân có biết từ đời Vua Thành Thái về trước trong Nội cung đã
dùng dụng cụ gì để chải răng. Xuân hãy tìm hiểu lại cho đúng.
Còn
bánh Phục linh Vua dùng trong đó có bột bình tinh hay còn gọi là mình tinh
không phải là bột củ dong riềng và cách làm không đơn giản như Nguyễn Đắc Xuân
đã viết ở dòng 25 - 27 trang 3 Chuyện ẩm thực trong Cung đình Nguyễn.
Trong
Chuyện ẩm thực trong Cung đình Nguyễn dòng 2 trang 2, Nguyền Đắc Xuân viết Vua
ăn thức ăn theo mùa ... nhưng như cách hệ thống linh linh của Xuân thì còn gì
là ăn uống của Vua nữa.
Như
vậy, nếu khát khao muốn biết về ẩm - thực thật sự của Vua Triều Nguyễn thì Nguyễn
Đắc Xuân phải chịu khó học hỏi thêm 15 năm nữa và với điều kiện là phải xây dựng
lại suy nghĩ, chỉnh đốn lại nhân cách nhất là phải nhìn lại chân tướng của
Xuân. Thì Xuân mới học hỏi đường hoàng được !.
Hãy
khuyên nhủ lại Nguyễn Đắc Xuân.
Đức
Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế Minh Mệnh thường được Vua cha Đức Cao Hoàng Thế Tổ Gia
Long cho cùng ăn - uống như điểm tâm sáng vào lúc 5h30 sáng “không phải 6h30”
và 19 giờ những đêm rằm - mười sáu hàng tháng để ngắm trăng lên - hoa nở ...Vua
Gia Long thường uống 1 chén rượu nhỏ mỗi bữa ăn điểm tâm và tối lúc 19 giờ,
Ngài không uống rượu trong các bữa ăn khác.
Lệ
này trong Nguyễn Phúc Tộc Đế Phả Tường Giải Đồ có chép rõ. Sau này Vua Minh Mệnh
cũng khuyên con - cháu theo lệ đó.
Cảm
động trước tình cảm Cha - Con mẫu mực của 2 vị Hoàng Đế mà Thi hào Nguyễn Du đã
viết trong truyện Kiều :
...
Lúc rượu sớm khi trà trưa
Khi
xem hoa nở lúc chờ trăng lên
hay
:
...
Rằng ơn Thánh trạch dồi dào
Tưới
ra đã khắp thấm vào đã sâu
Bình
thành công đức bấy lâu
Ai
ai chẳng đội trên đầu xiết bao...
để
ca tụng.
Còn
vì sao Nguyễn Du lại ca tụng như thế và cũng trong truyện Kiều - Nguyễn Du
không tiếc lời chê trách anh em nhà Tây Sơn :...
Gẫm
từ dấy việc binh đao
Đống
xương vô định đã cao bằng đầu
Làm
chi để tiếng về sau
Nghìn
năm ai có khen đâu Hoàng Sào...
Có
dịp khác sẽ kiến giải.
Chứ
không phải Vua Gia Long không dùng rượu như Nguyễn Đắc Xuân đã viết ở dòng 49
trang 3 bài Chuyện ẩm thực trong Cung đình Nguyễn.
8- Hỏi
lại Nguyễn Đắc Xuân là ông Nội Xuân từng kéo đờn cò trải qua bốn đời Vua “dòng
8 -9 trang 1 trong Chuyện ẩm thực trong Cung đình Nguyễn”. Bác Xuân am hiểu
chuyện ẩm thực trong Nội hơn cả chuyện gia đình. Vậy thì, kết hợp với kiến thức
của nhà nghiên cứu ẩm thực, lịch sử văn hóa Triều Nguyễn. Nguyễn Đắc Xuân có biết:
a/
Sáng, Trưa, Chiều, Tối của bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông - 8 tiết, từ đời Vua
Thành Thái trở về trước các Vua ăn - uống những món ăn gì, thức uống nào ? và
dùng các bài Thuốc Bắc nào để gia vị cũng như cách chế biến ra sao? “chỉ cần
Nguyễn Đắc Xuân đưa ra cách nấu nướng truyền thống trong Nội, chỉ vài món cũng
được”.
b/
Nguyễn Đắc Xuân có viết ở dòng 36-38 trang 2 Chuyện ẩm thực trong Cung đình
Nguyễn về đũa Kim Dao. Hỏi lại Xuân :
Đũa
Kim Dao Vua dùng mấy lần là bỏ. Và đũa Kim Dao được tẩm với thứ hương gì để làm
rõ sự đầu độc của từng loại độc dược ? Ví dụ như hương nào tẩm vào gỗ Kim Dao
phát hiện được Thạch tín - một loại độc dược không vị, màu , mùi v.v
Rất
tiếc là mẹ của Nguyễn Đắc Xuân chỉ có được 1 đôi đũa tre của các Vua như Xuân viết ở dòng 17 trang 1 Chuyện ẩm thực trong
Cung đình Nguyễn.
c/
Hỏi Nguyễn Đắc Xuân : - Người đứng đầu Ngự thiện phòng của Vua Bảo Đại đến mùa
thu năm 1945. Nói rõ tên người, thời gian phục vụ và quê quán.
d/
Chỉ có Vua Khải Định mới thỉnh thoảng cho nhạc công giúp vui mỗi khi ra ngoài
ăn và tặng bằng khen cho đầu bếp hoặc người nấu ăn ngon nhưng không phải tấu
Nhã nhạc.
Hỏi
Nguyễn Đắc Xuân : - Nhạc công nào là thường theo giúp vui “giúp vui chứ không
phải nhạc” mỗi khỉ Vua Khải Định ra ăn uống bên ngoài cũng như khi đổ bát, được
Vua Khải Định sắc phong đến Chánh Tam phẩm Văn giai ? “Ông nội Xuân và bác Xuân
có được ngủ chung với Vua như Xuân ghi ở dòng 12 trang 1 Chuyện ẩm thực trong
Cung đình Nguyễn, có kể lại không”. Nếu Nguyễn Đắc Xuân không biết cũng là điều
lạ!.
Nhân đây nên hỏi Nguyễn Đắc Xuân :
Nguyễn
Đắc Xuân có biết 4 tấu khúc Vua Minh Mệnh sáng tác để hoàn thiện Nhã nhạc vương triều Nguyễn. Và danh
nhân người Pháp nào đã khen các tấu khúc
này là Thần Nhạc. Xuân hãy chép lại 1 trong 4 tấu khúc cũng được đồng thời
cho biết tên của 4 tấu khúc đó.
Cũng
theo lời Xuân thì ông nội Xuân là nhạc công “mà là đội trưởng Nhạc chánh” trải
qua 4 đời Vua, còn Xuân là nhà Huế học, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Triều
Nguyễn thì Nguyễn Đắc Xuân phải biết. Nếu không thì Nguyễn Đắc Xuân đã lộ chân
tướng của kẻ Đạo văn Chích sự... và những ngụy thư mà từ trước đến nay Nguyễn Đắc
Xuân dùng kê cứu để viết về ẩm thực, lịch sử văn hóa Triều Nguyễn, là không có
nguồn gốc nên không có giá trị. Do đó, không cần phải nói thêm nữa.
Tai
hại biết bao cho xã hội cho văn hóa nước nhà khi phát tán những ngụy thư đó đến
người đọc người nghe. Và nhất là về lâu dài chính chế độ Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam bị tổn thương nghiêm trọng.
Riêng
về bài Chuyện ẩm thực trong Cung đình Nguyễn, của Nguyễn Đắc Xuân, Cô nhân có mấy
lời kết: - Trang 12 số ra ngày thứ hai 05/01/2004 báo Tuổi Trẻ có đăng bài Nhã
nhạc Cung đình Huế: Khắc khoải một lời đề nghị của tác giả Nguyễn Đắc Xuân,
trong đó Nguyễn Đắc Xuân đề nghị khi diễn trong Duyệt Thị Đường. Nhà hát nghệ
thuật Cung đình Huế không nên giới thiệu là Nhã nhạc Cung đình Huế, nhất là khi
giới thiệu với người nước ngoài. Thế là mọi chuyện đã rõ !!!
Cô
nhân cũng có một lời khuyên chân thành rằng Nguyễn Đắc Xuân quá khứ đã lỡ. Từ
nay nếu muốn tiếp tục kiếm cơm áo - danh lợi thì hãy thức tỉnh mà đi làm việc
khác. Chứ đừng bao giờ nhân danh là nhà nghiên cứu ẩm thực, lịch sử văn hóa Triều
Nguyễn nữa ...
Gia
Định thành, 16 tháng 3 năm 2004
Nguyễn
Phúc Ưng Viên
Không cần phải bẻ nhiều về
nội dung bài Chuyện ẩm thực trong Cung đình Nguyễn làm gì nữa. Dẫu rằng còn rất
nhiều điều không thực tế, chẳng ra sao...
Nói thêm
: - Nguyễn Đắc Xuân đã viết rằng trong sách Hội Điển không có ghi các món Ngự
thiện “dòng 19 trang 4 Chuyện ẩm thực trong Cung đình Nguyễn”.
Và ở dòng 4 trang 1 bài
viết trên Nguyễn Đắc Xuân cũng viết là : - Chuyện ẩm thực trong Cung đình Nguyễn
không có sách vở... “Điều này, Nguyễn Đắc Xuân đã nói sai”.
Thế mà Nguyễn Đắc Xuân lại
đi viện dẫn các bài vè của bà Trương Thị Bích “trang 6” để đến dòng 15 - 18
trang 8 cũng bài Chuyện ẩm thực trong Cung đình Nguyễn thì nguyễn Đắc Xuân lại
nói: - Chúng ta là những thường dân, với cơ chế hiện nay trong lĩnh vực ẩm thực
nếu cần chúng ta cũng có thể ăn một bữa Ngự thiện. Và hơn thế nữa, chúng ta
cũng cần biết các món ăn Ngự thiện để vận dụng vào đời sống của chúng ta hôm
nay. Nếu ai có óc kinh doanh có thể vận dụng mở quán ăn để làm giàu nữa là
khác.
Như vậy, cái tài nghiên cứu
của Nguyễn Đắc Xuân và mục đích trong xúy đồ mượn danh nghĩa là nhà nghiên cứu ẩm
thực, lịch sử văn hóa Triều nguyễn đã lộ rõ. Đủ để mọi người suy nghĩ... Đó là
chưa nói đến nhân cách của Nguyễn Đắc Xuân ! Tuy rằng dưới chế độ hiện nay vị
trí của Xuân không ai phủ nhận!
Những tấu khúc căn bản của NHÃ NHẠC VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN
1-
Khải thiên <Khải
thiên >
2-
Minh địa <Minh
địa >
3-
Duệ nhân <Duệ
nhân >
4-
Thái Hòa <Thái
Hòa >
Đây là 4 (bốn) Tấu khúc
đích thân Đức Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế Minh Mệnh soạn thành để hoàn thiện và khai
sinh Nhã nhạc vương Triều Nguyễn.
<Nhị>
1- Cò 2-
Thập lục
3- Sênh 4- Tiền
5- Kèn <Thanh Xúy>
Ban đầu thì xếp Sênh và
Tiền làm một. Nên chỉ có :
1- Cò <Nhị> 2-
Thập lục 3 - Sênh - Tiền 4 - Kèn <Thanh Xuý>
Có một điểm rất đáng chú
ý là không có trống và sáo.
Khi nghiên cứu kỹ và thực
hành 4 tấu khúc này mới thấy được sự uyên bác của Đức Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế
Minh Mệnh trong lĩnh vực âm nhạc và mới phát hiện được Thiên tài âm nhạc của
Ngài. Nhã nhạc vương Triều Nguyễn còn có liên quan rất mật thiết đến đời sống
Hoàng Gia qua Y Dược - Ẩm Thực ... Ví dụ trong 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông - 8
tiết có tác động nhất định đến sức khỏe và cảm giác êm đềm, đau đớn, vui sướng,
buồn khổ, ấm lạnh v.v ... của con người. Vì vậy , tùy từng trạng thái mà ứng dụng.
Và nên hết sức chú ý hai
điều quan trọng :
1- Nhã nhạc vương triều
Nguyễn không phải là Nhạc Cung đình Huế như nhiều nhà sưu tầm nghiên cứu lầm tưởng.
2- Vua Minh Mệnh cho xây
dựng Duyệt Thị Đường không phải chỉ để hát tuồng như nhiều người đã nói !
THẢO LUẬN - NHẬN XÉT
Chưa có nhận xét nào.