Tập đoàn Nông Nghiệp Gốc TRI NHÂN

0934 296 953

“Dân tộc Việt có nền Văn Hiến huy hoàng, tất phải có tương lai sáng lạn.”

  • MẠCH NGUỒN VĂN MINH SỨC SỐNG VIỆT

    BÀI 1: THUỐC TRỪ SÂU

    Mạch nguồn văn minh của dân tộc Việt qua 5.000 năm đều gắn liền với Nông Nghiệp. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, thời kỳ nào xa rời nông nghiệp là thời kỳ đó người dân cơ cực đến khốn cùng, giới cai trị bán nước cầu vinh, tham nhũng, phần thư phịa sử, đạo vật, giết người, rình rập bức hại, nhân danh…. tồn tại như dịch bệnh.

  • LOẠT BÀI VỀ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - kỳ 6

    KỲ 6: LÀM

    Nước – Phân – Cần – Giống – những thành tố quyết định trong nông nghiệp, gốc của sự sống, gốc của sự phát triển, gốc của nền văn minh nhân loại. Thành tựu chỉ đạt được khi cả bốn yếu tố phải được kết hợp, tương hỗ và hội tụ với nhau tại chữ “Làm”. Làm là sự dấn thân của con người vào thiên nhiên, tương tác với thiên nhiên làm ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của mình.

  • LOẠT BÀI VỀ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KỲ 5: CẦN

    KỲ 5 : CẦN

    Được thừa hưởng tố chất gien của tổ tiên qua 5 thiên niên kỷ, người Việt ngày nay và muôn đời sau sẽ vẫn siêng năng, chăm chỉ, cần cù…. Một chữ “Cần” đã đủ đầy, là yếu tố quan trọng nhất để duy trì cái gốc của sự sống, là hợp nhất của con người vào thiên nhiên, là tinh hoa trong gien di truyền của người Việt.

                Cần nguyên nghĩa là Siêng. Siêng làm, siêng tư duy, siêng chế tạo… như là máu chảy trong huyết quản của dân tộc Việt. Mọi giải pháp mà tổ tiên có được và truyền cho hậu thế đều từ siêng; hậu thế muốn mở được cũng chỉ cần siêng.

  • KỲ 4: GIỐNG

    Bài này, theo loạt bài về nông nghiệp, trình tự sẽ là “Cần” nhưng vì tính thời sự nên “Cần” sẽ trình bày ở các kỳ sau.

    “Lấy vợ xem tông – lấy chồng xem giống” – Ngay trong xã hội loài người thì việc chọn “giống – hay chủng tử” đã được đề cao khi con người muốn tham gia vào công trình xây dựng cùng với thiên nhiên. Chủng tử nguyên nghĩa chỉ hạt giống, chỉ căn cứ khởi sinh ra các hiện tượng. Ở thế gian, sau khi phát sinh nó để lại một năng lực tiềm tàng, giống như hạt giống được lưu trữ trong lòng đất, năng lực này sẽ làm nguyên nhân sinh khởi trong tương lai hoặc ảnh hưởng đến tương lai.

    Việc chọn hiền tài trong xây dựng đất nước cũng giống như trong hoạt động nông nghiệp chọn một giống cây, vật nuôi, nguyên liệu,... Nói nông là cái gốc của sự sống là vậy. Nên muốn làm việc quốc gia đại sự mà không am hiểu về nông nghiệp thì chỉ vứt đi.

  • LOẠT BÀI VỀ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

     KỲ 3: PHÂN BÓN

            Phân bón là “thức ăn” dành cho cây, khi nói đến nông nghiệp không thể không nói tới vai trò quan trọng của phân bón - một trong bốn yếu tố cốt lõi của nông nghiệp. Phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, bảo đảm cho sự phát triển và sinh hoa lợi của cây. Có ba loại dinh dưỡng cho cây trồng: tự có trong đất - các loại đất tốt; chất thải phân hủy từ các loài sinh vật trong tự nhiên; và phân bón do con người làm ra phục vụ nhu cầu trồng trọt hay giải quyết chất thải trong sản xuất, chế biến, chăn nuôi.

  • KỲ 2: NƯỚC – GỐC CỦA SỰ SỐNG

       

            Có nước là có sự sống. Nước là mạch nguồn của sự sống, sự sống luôn cần nước để tồn tại và phát triển. Mà Nông nghiệp là nghề tạo ra sự sống mới hoặc các sản phẩm chứa đựng sự sống phục vụ cho con người. Nước và Nông nghiệp có mối tương hỗ không thể tách rời. Việt Nam đã là cái nôi của nền Văn minh Lúa Nước nên việc tìm kiếm, tạo ra nguồn nước phục vụ cho canh tác, chăn nuôi, chế biến... trong nông nghiệp đã được tổ tiên phát triển đến mức hoàn hảo, lưu truyền cho hậu thế xuyên suốt nghìn năm lịch sử

  • LOẠT BÀI VỀ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - kỳ 1

    LOẠT BÀI VỀ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

    KỲ 1: THỰC TRẠNG VÀ QUYẾT SÁCH

            Đầu tiên, Nông nghiệp là gì?: “nông” là cái gốc của sự sống, “nghiệp” là nghề tạo ra sản phẩm cho con người. Nên Nông nghiệp là nghề tạo ra sự sống mới hoặc các sản phẩm chứa đựng sự sống phục vụ cho con người. Nông nghiệp là gốc của sự sống và là gốc của mọi sự phát triển.

  • GIẢI PHÁP KHỬ RUỒI MUỖI, GIÁN, RẮN, BÒ CẠP, CHUỘT, SÂU ĐỤC THÂN, SÂU BỆNH, CÔN TRÙNG… NGỪA BỆNH SỐT RÉT, SỐT XUẤT HUYẾT

    Nỗi lo về ruồi, muỗi, chuột, rắn, rết, sâu bệnh, côn trùng cắn, bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, Zika… không phải của riêng ai, riêng một dân tộc nào, riêng một quốc gia nào mà là của cả nhân loại. Sau một thời gian dài theo đuổi ngành đại công nghiệp hiện đại, hóa chất, hóa dược…, các nhà bác học, chuyên gia, các tiến sĩ từ Á, Âu, Mỹ, Phi tất cả đều bó tay, lắc đầu ngao ngán, không đưa ra bất cứ giải pháp hoàn hảo nào…!!!! 

    Tại Việt Nam, cách đây gần 200 năm, Cơ mật Trần Đình Anh đã giải quyết vấn đề đó dễ dàng và hoàn hảo . 

  • NÓI TIẾP VỀ TRÁI BỒ HÒN

         Tính từ thời Vua Lý Thánh Tông đến nay, tuy biết rằng công thức chế biến trái bồ hòn có được từ người Chiêm Thành nhưng thực ra người phát huy đến mức độ thần kỳ áp dụng trong đời sống dân sinh là người Việt ta.

         Thực ra, có thể nói không ngoa một trái bồ hòn bằng một trái vàng đối với cuộc sống chúng ta. Nó được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực đời sống dân sinh mà trước hết là thuốc men, những chế phẩm gia dụng... Từ trái bồ hòn, tổ tiên đã ứng dụng để sáng tạo ra hơn 108 sản phẩm mà hơn phân nửa có thể thay thế tất cả những hóa chất mỹ phẩm, tẩy rửa, vệ sinh,… phổ biến trên thị trường làm từ các loại hóa chất theo công nghệ của phương Tây dùng trong sinh hoạt hàng ngày, phần còn lại được dùng trong điều chế các loại thuốc trị bệnh.

  • PHÁT KIẾN VỀ TRÁI BỒ HÒN

        Người dân Việt Nam cho tới nay đã theo đuổi nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa được hơn 80 năm, không thể phủ nhận những thành tựu đạt được, song những hậu quả để lại thì quả thật những điều đạt được quá nhỏ nhoi. Những hậu quả đó là, cuộc sống tràn ngập bởi những hóa chất tổng hợp, những sản phẩm nguồn gốc tự nhiên gần như đã biến mất hoàn toàn. Ai ai cũng biết sử dụng hóa chất rất có hại cho sức khỏe, mặc dù đúng hay không đúng tiêu chuẩn nhà nước cho phép. Thấm lắm rồi!!! Đời sống dân sinh được bao quanh bởi hóa chất từ nhà ở, thực phẩm, quần áo, đến cả những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như kem đánh răng, thuốc men, các chất tẩy rửa, đặc biệt là mỹ phẩm…nói chung ở tất cả, không chừa bất cứ lĩnh vực nào và báo đài, các phương tiện thông tin đại chúng gần đây đã bắt đầu lên tiếng… Hậu quả của việc này chắc ai cũng biết, cũng hiểu. Trong nhiều năm tới, nếu không có sự thay đổi, chắc chắn Việt Nam sẽ là cường quốc xuất khẩu bệnh tật hàng đầu trên thế giới!

  • KỲ THÚ VỀ CON HEO - KỲ 2

    Theo diễn tiến của thiên nhiên trong sinh thái môi trường kết hợp với đời sống sinh vật, từ thượng cổ mà cụ thể là hơn 1 triệu năm trước, con người và con vật đều ăn sống. Để tồn tại, muôn loài đều phải tìm kiếm thức ăn phù hợp để thích nghi một cách nhanh chóng đồng thời kết hợp xem xét những thay đổi biến động của cơ thể mình và vạn vật để ứng phó trước những thay đổi của thiên nhiên.

  • Kỳ thú thịt heo

    Xung quanh con heo và thịt heo có vô số những điều kỳ thú mà những người ăn thịt heo suốt đời suốt kiếp như chúng ta không hề biết, nhiều điều có thể biết nhưng do nghĩ heo quéo là thứ quá tầm thường nên không để ý.

  • Chân ruộng, sự tồn vong của dân tộc – Kỳ 9

    Con người đã tự mình biết cây lá nào ăn được và cây lá nào không trước khi khoa học giải thích cái lành và cái dữ của từng loài cây lá. Tổ chức Y tế thế giới gần đây cũng khuyến nghị nhân loại nên sử dụng những thức ăn của các chủng tộc có lịch sử lâu đời để phòng chữa bệnh…

  • Chân ruộng, sự tồn vong của dân tộc – Kỳ 8

    Thiên nhiên không sinh ra một thứ gì thừa, mỗi loài mỗi vật đều có lý do để tồn tại. Thuận với thiên nhiên thì sống, nghịch với thiên nhiên trước sau gì con người cũng phải trả giá, kể cả nghịch với thiên nhiên trên đồng ruộng.

  • Chân ruộng, sự tồn vong của dân tộc – Kỳ 7

    Nếu chân ruộng mà không bị thuốc trừ sâu và hóa chất xâm hại thì những sản vật sinh ra từ đây đủ để người nông dân và con cháu sống khỏe mạnh, không cần thuốc men.

  • Chân ruộng, sự tồn vong của dân tộc – Kỳ 6

    Nền văn minh lúa nước không đơn giản mang yếu tố vật chất và tinh thần, nó còn hàm chứa những điều sâu xa hơn trong cấu tạo cơ thể của người Việt mà khoa học hiện đại chưa lý giải.

  • Chân ruộng, sự tồn vong của dân tộc – Kỳ 5

    Việc thuần hóa chế ước các vi khuẩn có hại, phân bổ các bào tử sinh vật có ích khiến cho đất đai tươi tốt, ruộng đồng phì nhiêu, không có con gì hữu dụng bằng con vịt. Ăn thịt vịt vừa ngon vừa phòng chữa được nhiều bệnh tật.

  • Chân ruộng, sự tồn vong của dân tộc – Kỳ 4

    Đỉa không chỉ là một vị thuốc quý mà còn làm sạch môi trường. Điều kỳ thú là đỉa chỉ cắn vào những vùng sinh học có lợi cho cơ thể con người và động vật, khi đỉa cắn vào những vùng đó làm khí huyết lưu thông và chất độc bị hút đi theo máu. Ruộng nào có nhiều đỉa trâu bò không bị bệnh…

  • Chân ruộng, sự tồn vong của dân tộc – Kỳ 3

    Theo quan điểm y học của dân tộc ta, sống trong môi trường tự nhiên con người là một cơ thể khỏe mạnh, hầu hết các bệnh tật đều tự khỏi, rất ít bệnh cần đến thầy thuốc chữa trị…

  • Chân ruộng, sự tồn vong của dân tộc – Kỳ 2

    Nếu coi giá trị khoa học của những công trình nghiên cứu y dược hiện đại là kết quả của các thử nghiệm lâm sàng lặp đi lặp lại thì các sách y dược cổ truyền của nhà Nguyễn có giá trị khoa học đến đâu khi tần số “lặp đi lặp lại” đó diễn ra hàng ngàn năm ?

Bài viết được xem nhiều

→ Xem tất cả...