Tập đoàn Nông Nghiệp Gốc TRI NHÂN

0934 296 953

“Dân tộc Việt có nền Văn Hiến huy hoàng, tất phải có tương lai sáng lạn.”

  • Dẫn sự về: TƠ LỤA VẢI SEN TỰ NHIÊN

    Năm 1779 khi chúa Nguyễn Phúc Anh (vua Gia Long) còn bôn ba ở Kinh thành Vọng Các – Xiêm La (nay là Bangkok – Thái Lan), một số gia đình trung thành theo phò tá được gửi sang Diến Điện (Myanmar ngày nay) để sống. Sau quá trình Diến Điện hóa, các gia đình này sống bằng các nghề nông nghiệp và ngư nghiệp, trong đó có nghề dệt vải từ tơ sen còn lưu truyền đến ngày nay.

    Đến năm Minh Mệnh thứ 3 (1832), vải Sen thực sự ra đời trong Hoàng gia nhà Nguyễn mà di sản còn lại là y phục của vua Minh Mệnh mặc nay vẫn được các con cháu ngài lưu giữ trong gia đình.

    Nguyên liệu để làm vải Sen

    Đó là cây sen được lấy từ đầm nước. Sau khi hái, ngay trong ngày phải kéo sợi liền với kỹ thuật đặc biệt, hết sức đơn giản bằng thủ công nhưng không phải ai cũng làm được, hoàn toàn không dùng các hóa phẩm nào để phụ trợ.

    Từ 7000-9000 cây sen mới kéo đủ sợi dệt 1 mét vải Sen. Tùy từng vùng, từng loại mà sen được hái theo giờ để đảm bảo chất lượng cho tơ sợi Sen.

    Về mặt sinh học

    Vải Sen tự nhiên rất tốt cho cơ thể của con người. Nó không gây ra bất kỳ bức xạ nào ảnh hưởng đến cơ thể người dùng (không như tơ tằm và sợi nhân tạo). Đây là sản phẩm xanh thiên nhiên đúng nghĩa. Hít vào sẽ thấy ngay giá trị đặc biệt của nó, đặc biệt tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

    Có 2 cách dùng:

    ·  Để thô ráp:

    Với cách dùng này thì mồ hôi của người mặc không có tác động ô uế ra ngoài, muỗi và các loại côn trùng ít lại gần, tuyến mồ hôi hoạt động tốt, người cảm thấy khỏe ra. Những điều trên còn lưu lại bằng bút tích vào năm 1836 của những người đã dùng vải Sen.

    ·  Qua xử lý:

    Hiện tại thì vải Sen đang có trên thị trường đều được xử lý bằng hóa chất.

    Điển hình là nhóm người Châu Âu hợp tác với dân Campuchia, phải xử lý bằng hóa màu mới dệt được vải Sen. Điều này thì những người sành điệu dùng thì sẽ thấy ngay cái bất cập của nó và từ bỏ ngay.

    Còn ở Myanmar, tuy cũng được làm bằng thủ công nhưng họ phải dùng các phụ gia để xử lý mới có thể kéo sợi được và không còn mùi sen tự nhiên, gây khó chịu (Các phụ gia này chỉ có ông Trời mới biết được!!!).

    Chính điều này đã làm cho vải sen chưa được phổ biến trong dân chúng bởi tính không an toàn cho người dùng, các tổ chức may mặc quốc tế đã khuyến cáo đối với loại vải Sen ở 2 nước này.

    Với chúng tôi, vải Sen được kéo sợi và dệt hoàn toàn bằng thủ công, không sử dụng bất cứ phụ gia, hóa màu, phẩm liệu nào để xử lý, mùi thơm của sen tự nhiên, bất kỳ ai hít vào sẽ cảm nhận được ngay.

     

     

    Kính mời mọi người đến thưởng lãm tại:

    TẬP ĐOÀN NÔNG NGHIỆP GỐC TRI NHÂN
    40 Đồng Xoài – F13 – Tân Bình – Tp.HCM.

    Lần đầu ra mắt tại Việt Nam, sản phẩm vải Sen này cần trước hết được cộng đồng dân tộc Việt chấp nhận, được tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, thương mại để nó sớm phổ biến cho mọi người. Tập đoàn chúng tôi khẳng định rõ ràng rằng: “sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật chế tác tơ lụa vải Sen cho bất cứ ai, tổ chức nào của người Việt với mục đích đem lại quyền lợi thực sự, đúng nghĩa cho người dân, cho lợi ích quốc gia, đặt nền móng và góp phần bảo tồn nền Văn Hiến của dân tộc Việt, xây dựng Văn Minh Sức Sống Việt”.

    Người nào không trân trọng, bảo tồn và phát huy Truyền Thống Văn Hiến của dân tộc mình trong bất cứ hoàn cảnh nào đều không đáng tin, nói rộng ra một đất nước hay một dân tộc nào cũng đều không đáng tin.

    “Dân tộc Việt có một nền Văn Hiến huy hoàng, tất sẽ có tương lai sáng lạn.”

Người đăng
author
Văn Minh Sức Sống Việt

THẢO LUẬN - NHẬN XÉT
Huỳnh Liên    12-10-2017 18:49

Chào bạn mình tên Huỳnh Liên, mình cũng yêu thích sản phẩm truyền thống và tự nhiên. Nếu mình có nhu cầu mua vải sen được làm hoàn toàn tự nhiên thì liên hệ với bạn như thế nào? Mong được hồi đáp từ bạn. Xin cảm ơn thật nhiều!

 trả lời
Nguyễn văn Quyền    13-07-2017 22:15

Mình cũng đang quan tâm đến các công đoạn kéo sợ sen như thế nào. Rất vui nhận được sự chia sẻ của bạn. mail của mình là [email protected]. Mong nhận được thư của bạn sớm nhất.

 trả lời
 Thêm

Bài viết cùng Chủ đề

→ Xem tất cả...